Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn trực tuyến
Mr. Ninh
skype
0908188335
Tin mới
Thống kê truy cập
Đối tác
Slide 1slide 3slide 2

Khoảng Cách Giữa Các Tim Cọc Ép Khi Ép Cọc Bê Tông

40957 lượt xem
Khoảng Cách Giữa Các Tim Cọc Ép Khi Ép Cọc Bê Tông
Khi ép cọc ta phải tính toán đến lực ép, số lượng tim cọc, tiết diện cọc... và một phần cũng khá quan trọng đó là khoảng cách giữa các tim cọc khi ép cọc bê tông. Khoảng cách "chuẩn" sẽ giúp cọc phát huy được hết công dụng của nó!

 

- Ở mỗi hố móng tùy vào nhà thiết kế và mặt bằng thi công mà họ lựa chọn số lượng tim cọc trong 1 hố móng. Có thể là tim đơn, tim đôi, tim ba, bốn....

- Khoảng cách giữa các tim cọc phải tuân thủ theo quy định sau:

 

 

- Theo quy trình 22TCN-272-05 thì cự ly của các cọc tối thiểu là 2.5D (D: Đường kính cọc hay chiều rộng cọc). Cụ thể bạn tham khảo điều 10.7.1.5 của 22TCN-272-05.
+ Khoảng cách tim tới tim cọc không được nhỏ hơn maximum( 0.75m hay 2,5 lần đường kính cọc hay chiều rộng cọc).
+ Còn khoảng cách lớn nhất thông thường là 6D, nhưng ở đây không phải bắt buộc bạn chọn khoảng cách cọc lớn nhất là 6D, điều này có liên quan đến giả thiết tính toán của chúng ta về đài cọc. Thực tế bạn chọn lớn hơn vẫn được khi đó khó khăn là bạn phải bảo vệ được kết quả tính của mình.

 

Tại sao lại có quy định như vậy?

- Có thể hiểu như sau: Nếu phương án đóng cọc được chọn thì khi các cọc đóng gần nhau sẽ khó đóng cho tất cả các loại đất chịu lực.
- Nếu các cọc quá gần nhau thì sự làm việc của đất và cọc ít được phát huy hơn, điều này bạn ngẫm nghĩ một chút sẽ hiểu.
- Để đơn giản cho bạn, ví dụ với đất cát, khi các cọc ở quá gần nhau thì ma sát thân cọc và đất ít phát huy tác dụng so hơn. Tham khảo mục 10.8.3.9.3 22TCN-272-05.
- Với đất dính, yêu cầu chiết giảm do khoảng cách cọc không yêu cầu, tham khảo mục 10.8.3.9.2 22TCN-272-05, nên cũng ít ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cọc.

Gửi phản hồi

 

icon-phone
trượt trái
trượt phải
^ Về đầu trang